TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Kết quả chuyển đổi tacrolomus phóng thích nhanh sang phóng thích kéo dài tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Conversion from immediate to prolonged-release tacrolimus post renal transplantation: Experience and clinical effects
Nguyễn Trọng Hiền*, Châu Quý Thuận*, Hoàng Khắc Chuẩn*,
Thái Kinh Luân**, Vũ Đức Huy*, Nguyễn Duy Điền*, Quách Đô La*, Lý Hoài Tâm*, Phạm Đình Thy phong*, Nguyễn Thị Băng Châu*, Bùi Đức Cẩm Hồng*, Mai Thị Đức Hạnh*, Thái Minh Sâm*,**
*Bệnh viện Chợ Rẫy
**Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ghép thận (GT) là điều trị được chọn lựa cho những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (STGDC). Làm thế nào để cải thiện sống còn thận ghép về lâu dài là vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây. Sử dụng tacrolimus dạng phóng thích kéo dài giúp cải thiện chức năng thận ghép khi so sánh với dạng phong thích nhanh; tuy nhiên, bằng chứng còn ít. Nghiên cứu này giúp so sánh kết quả lâm sàng của việc chuyển đổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả hang loạt ca, 28 bệnh nhân (7 nữ, 21 nam) có chức năng thận ổn định trước chuyển đổi, được chia làm 2 nhóm dựa trên độ lệch chuẩn tacrolimus. Nhóm 1 dao động nội tại tacrolimus thấp, độ lệch chuẩn (SD) tacrolimus ít hơn 2,5, và nhóm còn lại có SD tacrolimus hơn 2,5. Lý do chuyển đổi là thuận tiện hơn cho bệnh nhân. Kết quả: Tuổi trung bình lúc chuyển đổi là 44 với nhóm 1 và 37 ở nhóm 2. Thời gian trung bình từ lúc ghép đến lúc chuyển đổi tuần tự là 43 và 26 tháng. Độ lọc cầu thận thay đổi trước và sau chuyển đổi ở nhóm 1 là 58,29 và 58,95 ml/phút/1,73, ở nhóm 2 là 63,1 và 66,4 ml/phút/1,73. Những khác biệt về đường huyết và bộ mỡ trước và sau chuyển đổi không ý nghĩa thống kê. Kết luận: Co cải thiện về độ lọc cầu thận ở nhóm chuyển đổi có độ dao động nội tại tacrolimus cao.
Từ khóa: Ghép thận, suy thận mạn giai đoạn cuối, độ lệch chuẩn.
Summary
Introduction: Renal transplantation (RT) is the treatment of choice for the end stage of renal disease (ESRD). How to improve the kidney allograft survival has been focused recently. The using of prolonged-release tacrolimus (PR-TAC) was associated with ameliorate transplant renal function when compared to immediate-release tacrolimus (IR-TAC); however, evidence is still scare. This study aimed to compare clinical outcomes in patients who converted. Subject and method: We performed a retrospective study including 28 RT patients (7 females, 21 males) who have stable kidney function prior to the conversion, and were classified into 2 groups based on Tacrolimus SD. Tacrolimus SD lower 2.5 is group 1, and higher 2.5 is group 2 and were followed up as well as documented their clinical effects. Result: The mean age at conversion time were 44 and 37 years of age. The median time from RT to conversion were 43 and 26 months. The estimated glomerular filtration rate (eGFR) of the first group were 58.29 and 58.95 ml/min/1.73. The eGFR of the second group were 63.1 and 66.4 ml/min/1.73. The differences in terms of lipid profile and glycaemia before and after the conversion were no meaning. Conclusion: There was an improvement on eGFR thanks to an IR-TAC to PR-TAC conversion in whom have higher intra-patient variability.
Key words: RT: Renal transplantation, ESRD: End stage of renal disease, PR-TAC: Prolonged-release tacrolimus, IR-TAC: Immediate-release tacrolimus, SD: Standard of deviation, eGFR: Estimated glomerular filtration rate.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |