TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau ghép thận: Hồi cứu các trường hợp sau ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Urinary tract infections after kidney transplantation: A retrospective review at Cho Ray Hospital
Huynh Khai Hoan, Ngo XuanThai, Nguyen Thi Bang Chau,
Mai Thi Duc Hanh, Pham Dinh Thy Phong,
Nguyen Thi Kim Yen, Thai Minh Sam, Tran Ngoc Sinh Cho Ray Hospital
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong các biến chứng thường gặp nhất sau cuộc mổ ghép thận. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tình hình chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại một trung tâm ghép là Bệnh viện Chợ Rẫy như thế nào? Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu hồ sơ 304 người nhận thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 1/2016 đến hết tháng 12/2018 bao gồm hồ sơ nhập viện và tái khám ngoại trú để xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Kết quả: Ghi nhận 56 đợt nhiễm khuẩn trên 38/304 (12,5%) trong 304 bệnh nhân (89%) số đợt nhiễm khuẩn xảy ra trong năm đầu tiên sau ghép. Nhóm tuổi 30 - 49 chiếm tỉ lệ cao nhất, tỷ lệ nữ giới chiếm 60,5%. 13/38 bệnh nhân (34,2%) nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn 1 lần. Thời gian đặt thông niệu quản kéo dài làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu sau ghép. 19/56 (33,9%) đợt nhiễm khuẩn không biểu hiện triệu chứng. Trong các tác nhân phân lập được, E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất (40,8%), kế đến là Klebsiella (24,5) và Pseudomonas aerusignosa (18,4%). 45% E. coli và 41,7% Klebsiella có tiết men ESBL. Tỷ lệ nhạy cảm của vi khuẩn gram âm đối với các kháng sinh quen thuộc như fluoroquinolone và cephalosporin khá thấp (13% nhạy với ciprofloxacin, 29% với levofloxacin, 33% nhạy với ceftriaxone hoặc ceftazidime), tỷ lệ nhạy với nitrofurantoin và carbapenems từ 58 - 100%. Trung bình nồng độ creatinine máu trước và sau nhiễm khuẩn đường tiết niệu không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết luận: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường xảy ra trong năm đầu tiên sau ghép thận. Một bệnh nhân có thể mắc bệnh hơn một lần. Giới nữ và thời gian đặt thông niệu quản kéo dài làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Không ghi nhận sự khác biệt về loại tác nhân gây bệnh so với tỉ lệ trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh bị hạn chế do sự kháng thuốc và sự thận trọng đối với chức năng thận ghép.
Summary
Objective: Urinary tract infection (UTI) is one of the most prevalent complications that follow kidney transplantation. Antibiotics resistance among recognized pathogens puts more of the burden on both the treatment for infections and preservation of graft function. Subject and method: The records of 304 kidney recipients (KTR) who received their transplantation at Cho Ray Hospital between January 2016 and December 2018 were reviewed to determine the incidence of UTI. Result: We identified 56 episodes of UTI developed in 38 (12.5%) of 304 KTRs. 89% of the episodes happened during the first year after renal transplantation. 30 (79%) of 38 patients were between 30 to 50 years old, 60.5% were female and 13 (34.2%) experienced more than one episode of UTI. Prolonged ureteral catheterization was a predisposing factor of UTI post transplantation. 19 (33.9%) of 56 episodes were asymptomatic bacteriuria. The most frequently isolated pathogens were E. coli (40.8%), Klebsiella (24.5%) and Pseudomonas aeruginosa (18.4%). Extended-spectrum β-lactamase-producing organisms were detected in 45% of E. coli and in 41.7% of Klebsiella. The rate of gram negative bacteria susceptible to fluoroquinolone and cephalosporin antibiotics were low (13% susceptible to ciprofloxacin, 29% to levofloxacin, 33% to ceftriaxone or ceftazidime), meanwhile the susceptible rate to nitrofurantoin and carbapenems were 58 - 100%. Creatinine values were not significantly different before and after the occurrence of UTI. Conclusion: UTI most likely takes place in the first year after kidney transplantation. Female gender and prolonged use of ureteral stent increase the chance of UTI. The types of isolated urinary pathogens are not notably different among recipients and non-recipients. However, the choice of antibiotics is limited considering the resistance rate and graft function.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |