TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Báo cáo chùm bệnh viêm phổi do Pneumocystis carinii ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai
A case series of Pneumocystis carinii pneumonia among kidney transplant recipients at Bach Mai Hospital
Nguyễn Quang Khôi**, Đặng Thị Việt Hà*,**, Đỗ Gia Tuyển*,**, Cao Thị Như*, Đỗ Trường Minh*
*Trường Đại học Y Hà Nội,
**Bệnh viện Bạch Mai
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm bước đầu báo cáo biểu hiện lâm sàng cũng như chẩn đoán và điều trị viêm phổi do Pneumocystis carinii (PCP) ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân ghép thận bị viêm phổi do Pneumocystis carinii theo dõi tại Khoa Thận tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2016 đến tháng 8/2019. Kết quả: Trong tổng số 305 bệnh nhân (BN) được ghép thận có 15 ca bị nhiễm PCP (4,92%), trong đó có 9/15 bệnh nhân (60%) đồng nhiễm PCP và Cytomegalovirus (CMV), 1/15 bệnh nhân (6,7%) nhiễm CMV trước đó. Tuổi trung bình là 33,3 ± 3,71 năm. Thời gian ghép thận trung bình đến lúc bị bệnh là 14,1 ± 17,21 tháng. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất: Ho 93,3%, sốt 66,7%, khó thở 60%, đau ngực 46,7%, rales ở phổi 40%. 80% bệnh nhân có tăng bạch cầu máu, 66,7% bệnh nhân có tổn thương trên X-quang phổi, 100% bệnh nhân có tổn thương trên phim CT phổi, chỉ có 1/15 bệnh nhân (6,7%) có tổn thương trên nội soi phế quản. Có 3/15 bệnh nhân (20%) suy hô hấp phải thở máy không xâm nhập. Tất cả bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn sau 3 tuần điều trị bằng cotrimoxazole với liều trimetoprim 15 - 20mg/kg/ngày. Kết luận: Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh thấp, Pneumocystis carinii vẫn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến viêm phổi cơ hội ở bệnh nhân ghép thận. Hiểu biết hơn về biểu hiện lâm sàng và diễn biến của bệnh sẽ góp phần vào cải thiện cho dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Từ khóa: Ghép thận, viêm phổi, Pneumocystis carinii, sau ghép tạng.
Summary
Objective: This study aims to initially report the manisfestations, along with the diagnosis and management of Pneumocystis carinii pneumonia (PCP) in kidney transplant patients at Bach Mai Hospital. Subject and method: We reviewed all of kidney transplant recipients who were followed-up at Nephro-urology Department, Bach Mai Hospital from August of 2016 to August of 2019. Patients diagnosed with PCP during this time frame were retrospectively included in the study. Result: In total of 305 kidney transplant recipients, 15 patients (4.92%) were diagnosed with PCP, of which 09 patients had CMV pneumonia during the period of PCP, 1 patient had CMV before. The patients’ mean age was 33.3 ± 3.71 years. Mean time since kidney transplant was 14.1 ± 17.21 months. The most common presentations included: Cough (93.3%), fever (66.7%), dyspnea (60%), chest pain (46.7%) and lung crackles (40%). 80% patients had leukocytosis, 66.7% patients had lesions in chest X-ray, all of the patients had lesions in lung CT scanner, only 1 patient (6.7%) had gross lesion in bronchoscopy. 3 patients (20%) who suffered from acute respiratory failure were managed with non-invasive mechanical ventilation. All of the patients had complete remission after 3 weeks of treatment with cotrimoxazole (trimethoprime 15 - 20mg/ kg/day). Conclusion: Despite the low overall incidence, Pneumocystis carinii is still an important cause of opportunistic pneumonia in transplant patients. More understanding of clinical manifestation and disease course would contribute to the improvement in prophylasix, diagnosis and disease management.
Keywords: Kidney transplant, pneumonia, Pneumocystis carinii, post transplantation.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |