TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Dấu ấn sinh học - hướng tiếp cận mới kiểm soát miễn dịch trong ghép thận
Biomarkers - an approach to immune monitoring after kidney transplant
Trần Thái Thanh Tâm
Trường ĐH Y Dược Cần Thơ
Tóm tắt
Ghép thận là một trong các phương pháp điều trị thay thế thận mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn lâu dài của thận ghép vẫn chưa cải thiện, phải chăng một phần là do chưa hiểu rõ về tương tác gen giữa người cho và người nhận, giới hạn về chẩn đoán bệnh, tiên lượng… Mặc dù có nhiều yếu tố được xem ảnh hưởng kết quả sau ghép thận đã được xác định (người nhận mắc nhiều bệnh kèm theo, sự tương thích HLA giữa người hiến và nhận thận, thuốc ức chế miễn dịch, chiến lược dự phòng các biến chứng sau ghép…), tuy nhiên các yếu tố này vẫn chưa đủ để đưa ra dự đoán đầy đủ về kết quả sau ghép. Hiện nay chúng ta đang bước vào kỷ nguyên phát triển mạnh mẽ trong công nghệ giải mã bộ gen người, proteomics và sinh học phân tử, các dấu ấn sinh học mới ra đời với hi vọng góp phần đáng kể trong đánh giá kết quả sau ghép, giúp cung cấp đầy đủ hơn các xét nghiệm chẩn đoán, tiên lượng, dự đoán về khả năng đáp ứng điều trị trong tương lai. Những dấu ấn sinh học này góp phần tạo điều kiện cho can thiệp điều trị kịp thời và chọn lọc. Tuy nhiên, các dấu ấn sinh học này đôi khi vẫn chưa được áp dụng thường quy trong thực hành lâm sàng. Đây là bài tổng quan cung cấp một cái nhìn khái quát về các dấu ấn sinh học và các chiến lược kiểm soát miễn dịch ứng dụng ở bệnh nhân sau ghép thận.
Summary
Kidney transplantation is one of the treatment options for patients with end stage of renal disease. However, the rate of long-term renal allograft survival has unchanged over the last decade, partly because of our limited knowledge of donor and recipient genetic interplay, allograft kidney disease diagnosis and prognosis. Although many factors are known to determine transplant outcome (comorbidity, donor-recipient HLA compatibility, immunosuppressive drugs, strategies of prevention of complications after kidney transplantation), they are incomplete guides for predicting outcomes. At the moment, we are entering the era of genomics, proteomics and molecular biology with tremendous advances in all fields of medical sciences. Among these, the finding of biomarkers as non-invasive indicators of biologic processes represents a useful tool for diagnosis, prognosis and prediction for the therapy response in kidney transplantation in the future. These biomarkers may facilitate timely and selective therapeutic intervention. However, such tests are not yet available for routine clinical care. The aim of this study is to provide an overview of biomarkers and the strategies to approach the immune monitoring after kidney transplantation.
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |