TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK |
![]() |
![]() |
![]() |
Tổng quan về thành tựu 9 năm ghép tim ở Việt Nam
Overview achievement of 9 years - heart transplant in Viet Nam
Nguyễn Hữu Ước
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Tóm tắt
Tổng quan: Ghép tim trên người bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam từ năm 2010. Đồng hành cùng quá trình phát triển kỹ thuật ghép tim, nhiều lĩnh vực ghép mô-tạng liên quan tim mạch cũng được phát triển mạnh mẽ, như ghép đa tạng (tim-phổi; tim-thận), bảo quản lạnh mô tim mạch và ghép van tim và mạch máu đồng loài (homograft) lấy từ người cho chết não, ghép tim ở trẻ em, vận chuyển tim “xuyên Việt”, chuyển giao kỹ thuật ghép tim giữa các bệnh viện trong nước, hoạt động của Trung tâm điều phối ghép mô - tạng quốc gia.
Mục tiêu: Nhằm đánh giá một cách tổng quan về các thành tựu nêu trên và đề xuất hướng đi trong thời gian tới.
Đối tượng và phương pháp: Báo cáo tổng quan các vấn đề liên quan đến 37 ca ghép tim, 2 ca ghép đa tạng, 38 ca ghép mô - tổ chức tim mạch đồng loài, 12 ca ghép tim “xuyên Việt”, 1 đề tài chuyển giao kỹ thuật ghép tim, được thực hiện ở nhiều bệnh viện trên toàn quốc trong hơn 9 năm - từ tháng 6/2010 tới tháng 20/10/2019.
Kết quả: Có 37 ca ghép tim, hiện còn sống 30 ca (1 - 102 tháng), trong đó lấy tim được thực hiện ở 6 bệnh viện, ghép tim ở 4 bệnh viện, và có 7 ca liên quan đến trẻ dưới 18 tuổi (3 cho, 4 nhận tim). Ca ghép tim - thận và tim - phổi được đánh giá thành công về mặt kỹ thuật. Phát triển được 1 đề tài cấp Nhà nước về ghép tim (Học viên Quân y, Bệnh viện Huế), 1 đề tài cấp Bộ về ghép tim từ người cho đa tạng (Bệnh viện Việt Đức), 1 đề tài cấp Bộ về Quy trình bảo quản - ghép van tim đồng loài (Trường Đại học Y Hà Nội + Bệnh viện Việt Đức). Khả năng ứng dụng homograft tim mạch rất đa dạng và an toàn với 38 bệnh nhân tại 3 bệnh viện: Thay van động mạch chủ do nhiễm trùng (5), thay gốc động mạch chủ (6), thay van động mạch phổi (12), sửa van ba lá (1), ghép gan từ người cho sống (9), ghép mạch máu (5). Trong số 11 ca ghép tim và 1 ca ghép đa tạng có yếu tố “xuyên Việt”, thì gần nhất giữa nơi hiến và ghép tim là 4km (1 ca), và xa nhất là 1700km (5 ca) - được vận chuyển bằng hàng không dân dụng, nhưng tất cả đều thành công với thời gian thiếu máu tim ghép lâu nhất là 8 giờ, và có 8 ca thể hiện vai trò tích cực của Trung tâm Điều phối Ghép mô - tạng Quốc gia. Thành công của đề tài chuyển giao kỹ thuật ghép tim trong nước đã giúp mở ra 1 cơ sở ghép tim đầu tiên ở miền Nam tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Thực tiễn trong nước và thế giới cho thấy yêu cầu cấp bách của việc duy trì thường quy kỹ thuật ghép tim kinh điển ở một vài trung tâm lớn kết hợp với phát triển các kỹ thuật hiện đại, đủ sức hỗ trợ và phần nào thay thế ghép tim để đáp ứng ứng nhu cầu rất lớn của bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối và ghép tim ở trẻ em.
Kết luận: Tuy số lượng không lớn trong vòng 9 năm so với mặt bằng chung của thế giới, song ghép tim ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu khá lớn, biến phẫu thuật phức tạp này thành một kỹ thuật ngoại khoa thường qui trong nước, và tạo tiền đề phát triển nhiều lĩnh vực liên quan trọng tương lai.
Từ khóa: Ghép tim, Việt Nam, Việt Đức, homograft, “xuyên Việt”.
Summary
Background: Human heart transplants have been started in Vietnam since 2010. Along with the development of this technology, many kinds of organic and tissue transplantation concerning to cardiovascular field have also been developed, such as multi-organic transplantation (heart-kydney, heart-lung), cardiovascular homograft from brain dead donors, pediatric heart transplants, transport the donor’s heart “trans-Vietnam”, transfer heart-transplant technology between national hospitals, operations of the National Center of Coordination for Organ and Tissue. The objective of the report is to provide an overview of the above achievements and to propose directions in the coming time.
Subject and method: A review of 37 cases of heart transplants, two multiorganic transplants, 38 cardiovascular homograft, 12 cardiac transplants “trans-Vietnam”, 1 project of transfer heart-transplant technology between two national hospitals, which has been performed in many hospitals nationwide for over 9 years - from June 2010 to October 20, 2019.
Result: There were 37 cases of cardiac transplantation with 30 survival to present (1 - 102 months) in which cardiac harvesting was performed in 6 hospitals, cardiac transplant in 4 hospitals, and 7 cases involving children under 18 years old (3 donors, 4 recipients). Heart-kidney transplant and heart-lung transplant were evaluated successfully in terms of technique. To develop a goverment topic on heart transplantation (Medical Military Institute, Hue Hospital), a ministerial project on heart transplant from multiorganic brain dead donor (Viet Duc Hospital), a ministerial project about deep cryopreservation of cardiac valves and tissue (Hanoi Medical University + Viet Duc Hospital). Cardiovascular homograft applicability is very diverse and safe with 38 patients in three hospitals: Aortic valve replacement due to infection (5), replacement of the aortic root (6), replacement of the pulmonary valve (12), tricuspid repairing (1), liver transplantation (9), and vascular graft (5). Of the eleven heart transplants and one multiorganic transplant with “trans-Vietnam”, the closest between the donor and the recipient site was 4 km (one case), and the furthest was 1700 km (5 cases), all of them are successful with the longest duration of heart ischemia at 8 hours, and 8 cases show the active role of the National Center of Coordination for Organ and Tissue. The success of the project “national transfer of heart transplant technique” has helped open the first heart transplant facility in the South at Cho Ray Hospital. Domestic and world-wide practices indicate the important need for routine retention of classic heart transplants in several major centers in combination with the development of modern techniques that support and replace somewhat cardiac transplant to meet the great needs of patients with end-stage heart failure, and heart transplant in children.
Conclusion: Although the number is not large in 8 years compared with the general world, the cardiac transplant in Vietnam has achieved a number of significant achievements, turning this complicated surgery into a routine surgical technique in the country, and create the premise for developing many important future areas
Keywords: Heart transplant, Vietnam, Viet Duc, homograft, "trans-Viet".
![]() |
TÓM TẮT BÁO CÁO KHOA HỌC VSOT 2019 - ABSTRACT BOOK HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019HỘI NGHỊ KHOA HỌC GHÉP TẠNG VIỆT NAM LẦN THỨ VI NĂM 2019 |